Giới thiệu

              Xây dựng và sử dụng hiệu quả Phòng thí nghiệm ảo đã và đang là xu thế tất yếu trong lĩnh vực giáo dục, mang lại hiệu quả to lớn đối với công tác học tập giảng dạy trong các nhà trường. Đối với trường Cao đẳng Kỹ thuật Thông tin, việc sử dụng Phòng thí nghiệm ảo điện tử cơ bản trong quá trình huấn luyện các học phần cơ sở nhằm mục đích giúp học viên nắm vững kỹ năng thực hành cũng như năm rõ những hiện tượng, bản chất khó có thể quan sát khi thực hiện bằng thí nghiệm trong thực tế. Ngoài ra, phòng thí nghiệm ảo còn giúp các giảng viên, nhân viên chuyên môn kỹ thuật thông tin có thể khai thác và sử dụng trong quá trình giảng dạy trên lớp.
              Phòng thí nghiệm ảo điện tử cơ bản được cấu trúc  như sau:
              1) Hệ thống phần mềm
              Hệ thống 2 phần mềm mô phỏng mạch điện tử trực tuyến và 4 phần mềm mô phỏng mạch điện ngoại tuyến được sử dụng để xây dựng Phòng thí nghiệm ảo đều được hướng dẫn sử dụng chi tiết và kèm theo địa chỉ và bản cài đặt. Người học sẽ ứng dụng các phần mềm này để thực hiện các bài thí nghiệm thực hành.
              2) Hệ thống 5 Phòng thí nghiệm ảo bao gồm:
              - Phòng thí nghiệm ảo Cấu kiện điện tử
              - Phòng thí nghiệm ảo Lý thuyết mạch điện và Kỹ thuật điện
              - Phòng thí nghiệm ảo Kỹ thuật số, vi xử lý
              - Phòng thí nghiệm ảo Kỹ thuật mạch điện tử
              - Phòng thí nghiệm ảo Đo lường điện tử
              Với hơn 80 bài thí nghiệm thực hành ảo, hơn 15 Video hướng dẫn thao tác thực hành.
              3) Hơn 20 mô hình sơ đồ mạch điện ứng dụng phần mềm ElectricVLab
              Các mô hình mạch điện được xây dựng bằng các linh kiện thật dưới dạng 3D đảm bảo nguyên lý, tính trực quan sinh động, đặc biệt các mô hình này sẽ mang lại khoảng thời gian thư giãn bằng các hiệu ứng vui nhộn.
              4) Trải nghiệm phòng thí nghiệm ảo 3D
              Người học sẽ được trải nghiệm phòng thí nghiệm ảo 3D của trường Đại học Bách khoa Madrid, Tây Ban Nha dưới sự hướng dẫn chi tiết và phương pháp sử dụng hiệu quả Phòng thí nghiệm. 
Đặc biệt, người học có thể sẽ được trải nghiệm và sử dụng “Phòng thí nghiệm ảo Short Circuit VR” bằng công nghệ thực tế ảo VR trong điều kiện trang bị đảm bảo.            
              Phòng thí nghiệm ảo Cấu kiện điện tử được sử dụng để huấn luyện thực hành học phần Cấu kiện điện tử tại Nhà trường. Để bắt đầu sử dụng trên Trang chủ của Phòng thí nghiệm ảo người học tiến hành Click chuột vào biểu tượng “PHÒNG THÍ NGHIỆM ẢO CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ”:
              Phòng thí nghiệm bao gồm 13 bài thí nghiệm, thực hành ảo bao quát các nội dung Học phần Cấu kiện điện tử đang được giảng dạy các đối tượng trong Nhà trường.
              Mỗi bài thí nghiệm, thực hành được xây dựng bao gồm 4 nội dung chính:
              - GIỚI THIỆU
              - CÁC BƯỚC THỰC HÀNH
              - THỰC HÀNH
              - TÀI LIỆU THAM KHẢO
              Khi thực hiện thí nghiệm, thực hành nội dung nào người học tiến hành Click chuột vào biểu tượng tương ứng với nội dung đó.
              “Phòng thí nghiệm ảo lý thuyết mạch điện” hiện nay bao gồm 21 bài thí nghiệm, thực hành ảo được ứng dụng vào giảng dạy và huấn luyện thực hành các nội dung như định luật mạch điện, các phương pháp phân tích mạch điện 1 chiều, khảo sát các mạch lọc dải…của học phần Lý thuyết mạch (C21). 
              “Phòng thí nghiệm ảo Kỹ thuật mạch điện tử” hiện nay bao gồm 20 bài thí nghiệm, thực hành ảo được ứng dụng vào giảng dạy và huấn luyện thực hành các nội dung như      Mạch khuếch đại tín hiệu nhỏ, Mạch khuếch đại công suất, Mạch khuếch đại thuật toán, Mạch dao động…của học phần Kỹ thuật mạch điện tử (C23). 
              "Phòng thí nghiệm ảo Kỹ thuật số, vi xử lý” hiện nay bao gồm 25 bài thí nghiệm, thực hành ảo được ứng dụng vào giảng dạy và huấn luyện thực hành các nội dung như Các cổng logic cơ bản, Mạch mã hóa, Mạch giải mã, ứng dụng Vi điều khiển Arduino…của học phần Kỹ thuật số, vi xử lý (C24). 
              “Phòng thí nghiệm ảo Đo lường điện tử” hiện nay bao gồm 5 bài thí nghiệm, thực hành ảo được ứng dụng vào giảng dạy và huấn luyện thực hành các nội dung như sử dụng đồng hồ vạn năng đo, kiểm tra các đại lượng, thực hiện phát sóng bằng máy tạo sóng, đo điện trở tiếp đất…của học phần Đo lường điện tử (C25). 
               Một số điểm cần chú ý khi khai thác, sử dụng Phòng thí nghiệm ảo điện tử cơ bản
               Để khai thác và sử dụng hiệu quả “Phòng thí nghiệm ảo điện tử cơ bản” người dạy chú ý một số nội dung như sau:
               - Cần sử dụng các bài Thí nghiệm, thực hành phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học;
               - Phù hợp với thời lượng bài học;
               - Đảm bảo tính trực quan trong bài học;
               - Đảm bảo tính định hướng cho người học
               “Phòng thí nghiệm ảo điện tử cơ bản” được xây dựng hướng trọng tâm đến người học nhằm giúp cho người học củng cố lý thuyết, nâng cao khả năng thí nghiệm, thực hành, tuy nhiên,để đảm bảo sử dụng hiệu quả người học cần chú ýmột số nội dung  như sau:
               - Cần nắm vững lý thuyết trước khi bắt đầu thực hành;
               - Thực hiện đúng trình tự các bước thao tác thực hành được xây dựng trong mỗi bài thí nghiệm, thực hành;
               - Tiến hành thực hành tỉ mỉ, cẩn thận, trực quan;
               - Khai thác hiệu quả các nguồn tài liệu tham khảo được cung cấp liên quan đến bài thực hành.
               Hầu hết các thí nghiệm, thực hành đều được thực hiện trực tiếp trên trình duyệt Web, tuy nhiên một số bài thí nghiệm, thực hành sử dụng phần mềm Offline để xây dựng nên yêu cầu người học phải tải về máy và bắt đầu sử dụng theo hướng dẫn kèm theo.
              Tốc độ thực hiện các bài thí nghiệm, thực hành phụ thuộc vào chất lượng mạng Internet, cấu hình máy tính, do đó trong quá trình sử dụng người học cần đảm bảo tốt các yếu tố trên để khai thác hiệu quả Phòng thí nghiệm ảo.
              CHÚ Ý: Trước khi khai thác và sử dụng PTN ảo người dùng cần phải cài đặt phần mềm Multisim để khai thác hết tất cả các nội dung.