Các loại Flip Flop đều có thể lưu trữ (nhớ 1 bit) và chỉ khi có xung đồng bộ thì bit đó mới truyền tới ngõ ra (đảo hay không đảo). Nếu mắc nhiều FF nối tiếp lại với nhau thì sẽ nhớ được nhiều bit. Các ngõ ra sẽ phần hoạt động theo xung nhịp ck. Có thể lấy ngõ ra ở từng tầng FF (gọi là các ngõ ra song song) hay ở tầng cuối (ngõ ra nối tiếp). Như vậy mạch có thể ghi lại dữ liệu (nhớ) và dịch chuyển nó (truyền) nên mạch được gọi là ghi dịch. Ghi dịch cũng có rất nhiều ứng dụng đặc biệt trong máy tính, như chính cái tên của nó: lưu trữ dữ liệu và dịch chuyển dữ liệu chỉ là ứng dụng nổi bật nhất
Ghi dịch có thể được xây dựng từ các FF khác nhau và cách mắc cũng khác nhau nhưng thường dùng D-FF hoặc JK-FF, chúng được tích hợp sẵn trong 1 IC gồm nhiều FF (tạo nên ghi dịch n bit). Dưới đây là cấu tạo của 1 bộ ghi dịch cơ bản 4 bit vào nối tiếp ra song song dùng JK-FF.
Dữ liệu được đưa vào nối tiếp, Dữ liệu sẽ được lấy ra ở 4 ngõ Q của 4 tầng FF, vì chung nhịp đồng hồ nên dữ liệu cũng được lấy ra cùng lúc.. Khi có lệnh đọc Read (xung dương), dữ liệu (Q1¸Q4) trên đầu ra của các FF sẽ được xuất đồng thời ở tất cả các đầu ra của 4 mạch AND, tức là dữ liệu (Q1¸Q4) được lấy ra song song.
Ghi dịch có thể được xây dựng từ các FF khác nhau và cách mắc cũng khác nhau nhưng thường dùng D-FF hoặc JK-FF, chúng được tích hợp sẵn trong 1 IC gồm nhiều FF (tạo nên ghi dịch n bit). Dưới đây là cấu tạo của 1 bộ ghi dịch cơ bản 4 bit vào nối tiếp ra song song dùng JK-FF.
Dữ liệu được đưa vào nối tiếp, Dữ liệu sẽ được lấy ra ở 4 ngõ Q của 4 tầng FF, vì chung nhịp đồng hồ nên dữ liệu cũng được lấy ra cùng lúc.. Khi có lệnh đọc Read (xung dương), dữ liệu (Q1¸Q4) trên đầu ra của các FF sẽ được xuất đồng thời ở tất cả các đầu ra của 4 mạch AND, tức là dữ liệu (Q1¸Q4) được lấy ra song song.
Bước 1: Khởi chạy mạch nguyên lý, quan sát tín hiệu ra song song.
Bước 2: Click chuột vào đầu vào nối tiếp để thay đổi giá trị. Quan sát tín hiệu trên các đầu ra, giải thích hiện tượng?Bước 3: Thiết lập giá trị xung đọc READ sang giá trị 0, sau đó lặp lại bước 2.
Bước 4: Click chuột vào biểu tượng "CLK", thiết lập tần số xung đồng hồ f = 100Hz và f = 20Hz. Quan sát tốc độ dịch chuyển tín hiệu trên các đầu ra, giải thích hiện tượng?
Bước 5: Khởi chạy mạch lắp ráp, quan sát độ sáng các đèn LED, giải thích hiện tượng?
Bước 6: Ngắt công tắc thứ 2, quan sát độ sáng các đèn LED, giải thích hiện tượng?
Bước 7: Ngắt công tắc thứ nhât, đồng thời bật, tắt công tắc thứ 2. Quan sát độ sáng các đèn LED, giải thích hiện tượng?
I. THỰC HÀNH TRÊN SƠ ĐỒ MẠCH NGUYÊN LÝ
Click VÀO ĐÂY để bắt đầu thực hành
Click VÀO ĐÂY để bắt đầu thực hành
II. THỰC HÀNH TRÊN TEST BOARD
Click vào đây để tham khảo tài liệu