Nguyên lý phóng nạp của tụ điện được hiểu là khả năng tích trữ năng lượng điện như một ắc qui nhỏ dưới dạng năng lượng điện trường. Nó lưu trữ hiệu quả các electron và phóng ra các điện tích này để tạo ra dòng điện. Nhưng nó không có khả năng sinh ra các điện tích electron. Đây cũng là điểm khác biệt lớn của tụ điện với ắc qui.
Nguyên lý phóng nạp của tụ điện là tính chất đặc trưng và cũng là điều cơ bản trong nguyên lý làm việc của tụ điện. Nhờ tính chất này mà tụ điện có khả năng dẫn điện xoay chiều.
Qúa trình tụ nạp điện: Như hình ảnh trên ta thấy rằng, khi công tắc K1 đóng, dòng điện từ nguồn U đi qua bóng đèn để nạp vào tụ, dòng nạp này làm bóng đèn loé sáng, khi tụ nạp đầy thì dòng nạp giảm bằng 0 vì vậy bóng đèn tắt.
Với T=RC, từ đồ thị lý thuyết ta thấy tại thời điểm T=RC thì điện thế đạt được 63% Vmax.
Qúa trình tụ phóng điện: Khi tụ đã nạp đầy, nếu công tắc K1 mở, công tắc K2 đóng thì dòng điện từ cực dương (+) của tụ phóng qua bóng đền về cực âm (-) làm bóng đèn loé sáng, khi tụ phóng hết điện thì bóng đèn tắt.
=> Nếu điện dung tụ càng lớn thì bóng đèn loé sáng càng lâu hay thời gian phóng nạp càng lâu.
Ta thấy trong quá trình phóng điện thì thời điểm T=RC thì tụ điện còn 37% Vmax.
Bước 1: Khảo sát quá trình nạp của tụ điện:
Quan sát sự dịch chuyển của dòng điện từ cực dương của nguồn điện về bản của tụ điện, đồng thời quan sát sự biến thiên giá trị điện áp và dòng điện trên đồ thị đến khi tụ nạp đầy (không có sự dịch chuyển của các hạt tải điện).
Bước 2:
Đưa khóa K về bên phải, quan sát sự dịch chuyển của dòng điện trong mạch, đồng thời quan sát sự biến thiên giá trị điện áp và dòng điện trên đồ thị đến khi tụ xả hết (không có sự dịch chuyển của các hạt tải điện)
Bước 3: Thiết lập giá trị điện dung C = 20 micro Fare sau đó lặp lại các bước 1 và bước 2.
Bước 4: Đưa ra kết luận về sự phụ thuộc thời gian phóng nạp của tụ điện vào giá trị điện dung.
Quan sát sự dịch chuyển của dòng điện từ cực dương của nguồn điện về bản của tụ điện, đồng thời quan sát sự biến thiên giá trị điện áp và dòng điện trên đồ thị đến khi tụ nạp đầy (không có sự dịch chuyển của các hạt tải điện).
Bước 2:
Đưa khóa K về bên phải, quan sát sự dịch chuyển của dòng điện trong mạch, đồng thời quan sát sự biến thiên giá trị điện áp và dòng điện trên đồ thị đến khi tụ xả hết (không có sự dịch chuyển của các hạt tải điện)
Bước 3: Thiết lập giá trị điện dung C = 20 micro Fare sau đó lặp lại các bước 1 và bước 2.
Bước 4: Đưa ra kết luận về sự phụ thuộc thời gian phóng nạp của tụ điện vào giá trị điện dung.
I. Sơ đồ mạch thí nghiệm
Click Vào đây để bắt đầu thực hành
II.Khảo sát giá trị điện dung của tụ điện
Click Vào đây để bắt đầu thực hành
II.Khảo sát giá trị điện dung của tụ điện