Hệ thống tiếp đất của mạng Viễn thông có vai trò rất quan trọng, nó thực hiện chức năng tiếp đất công tác cho thiết bị, tiếp đất bảo vệ và tiếp đất chống sét. Việc đo đạc chính xác trị số điện trở tiếp đất nhằm đánh giá hiệu quả và chất lượng của hệ thống tiếp đất. Hiện nay trên thị trường có một số loại đồng hồ đo điện trở tiếp đất đảm bảo tính chính xác cao, một trong các số đó là đồng hồ đo điện trở tiếp đất chỉ thị kim Kyoritsu 4102A và đồng hồ đo điện trở tiếp đất chỉ thị số Kyoritsu 4105A.
              - Đồng hồ đo điện trở tiếp đất chỉ thị kim Kyoritsu 4102A
              Sơ đồ mặt máy
               Chức năng các núm nút đảo mạch:
               (1) Mặt độ số
               (2) Nút thử                                                 
               (3) Điều chỉnh kim đồng hồ về 0
               (4) Đèn chỉ thị OK (sáng khi đo điện trở đất).
               (5) Đảo mạch chọn chức năng, gồm các vị trí chức năng sau:
                                   x100W; x10W; x1W:Các thang đo;
                                   Earth Voltage:Đo điện áp đất.
                                   Batt. Check:kiểm tra pin.
                                   Off:tắt.
               - Đồng hồ đo điện trở tiếp đất chỉ thị số Kyoritsu 4105A
               Sơ đồ mặt máy
                Chức năng các núm nút đảo mạch
                (1) Màn hiển thị số                                              
                (2) Nút thử                                                 
                (3) Đảo mạch chọn chức năng, gồm các vị trí chức năng sau:
                           2000W; 200W; 20W:Các phạm vi đo.
                           Earth Voltage:Đo điện áp đất.
                           Off:tắt.
                 - Quy trình đo điện trở tiếp đất
                1. Làm công tác chuẩn bị
                + Cắm dây đo
                + Hệ thống dây và cọc bổ trợ:
               + Các lỗ cắm dây nối với cọc
               * Lỗ E: Cắm dây nối với cọc chính (cọc cần đo), có màu xanh.
               * Lỗ P: Cắm dây nối  với cọc phụ đo điện áp (dây màu vàng).
               * Lỗ C: Cắm dây nối  với cọc phụ đo dòng điện (dây màu đỏ).
               2. Cắm cọc đo
               + Phương pháp cắm cọc đo theo một đường thẳng
              Để đảm bảo kết quả đo điện trở tiếp đất chính xác phải bố trí các điện cực đo thử (các điện cực điện áp và điện cực dòng điện) ngoài vùng ảnh hưởng của điện cực tiếp đất và phải bảo đảm khoảng cách từ tiếp đất cần đo đến điện cực điện áp bằng 62% khoảng cách từ tiếp đất cần đo đến điện cực dòng điện.
               Cách bố trí các điện cực đo thử trong một số trường hợp cụ thể như sau:
               * Bố trí các điện cực đo để đo điện trở tiếp đất của lưới tiếp đất hoặc của nhiều điện cực tiếp đất:
               * Bố trí các điện cực đo để đo điện trở tiếp đất của bãi cọc đấtgồm các cọc đất thẳng đứng nối với nhau thành khung kín:
                + Trong phương pháp cắm cọc đo tạo thành góc 290 vị trí của các cọc và khoảng cách giữa chúng như sau: 
               3. Chuẩn bị máy đo
               - Kiểm tra điện áp pin
             * Với máy đo Kyoritsu 4102A: Bật đảo mạch chọn chức năng về vị trí BATT-CHECK và ấn nút thử. Nếu kim chỉ về vị trí BATT-GOOD tức là điện áp pin đủ để ta đưa vào hoạt động. Còn các hiện thị khác xảy ra thì là pin yếu không đo được, ta cần thay pin.
              * Với máy đo Kyoritsu 4105A: Bật chuyển mạch chức năng sang bất kỳ vị trí nào khác vị trí OFF, nếu máy đo chỉ thị 0.00V hoặc 0.00Wlà có đủ điện áp nguồn cung cấp để làm việc, nếu máy đo chỉ thị kèm theo biểu tượng accu “- +” hiện lên thì phải tiến hành thay pin mới.
               - Đo điện áp đất
             Bật đảo mạch chọn chức năng về vị trí EARTH VOLTAGE rồi ấn nút Press to test để kiểm tra điện áp đất, giá trị điện áp đất sẽ hiển thị trên màn hình. Giá trị điện áp cần phải thấp hơn 10V. Nếu như kết quả trên thang đo lớn hơn 10V thì sẽ dẫn đến sai số khi đo điện trở đất.
                4. Tiến hành đo
                 - Bài đo chi tiết 
               Bước 1: Bật đảo mạch thang đo về vị trí có phạm vi lớn nhất.
               Bước 2:Nhấn nút thử (PRESS TO TEST). Quan sát kết quả trên màn hiển thị.
               Bước 3:Nếu kết quả nhỏ không đọc được thì chuyển đảo mạch về những vị trí nhỏ hơn.
               - Bài đo vận dụng
                Phương pháp này được sử dụng khi không thể cắm cọc đất bổ trợ (ví dụ bề mặt của đất được phủ bởi bê tông, nhựa đường hay đá). Ở phương pháp này, giá trị điện trở đất rE của điện cực nối đất đến cực P sẽ được cộng với giá trị điện trở đất thực tế RX và hiển thị giá trị của RE. Tức là:
RE = RX + rE
                Trong đó: rE: giá trị điện trở đất của điện cực nối đất đến cực P
                                RX: điện cực được đấu đất khi thử
                                RE: Giá trị đọc được trên đồng hồ
                                Giá trị rE thường được xác định trước, nên có thể tính giá trị điện trở đất thực tế RX: RX = RE - rE
                Quy định về điện trở tiếp đất đối với các công trình thông tin như sau:
                -Trạm tổng đài KTS quân sự  cấp 1 thường nhỏ hơn hoặc bằng 3Ω
                -Trạm tổng đài KTS quân sự cấp 2 
thường nhỏ hơn hoặc bằng 4Ω
                -Trạm tổng đài KTS quân sự cấp 3 
thường nhỏ hơn hoặc bằng 5Ω.
                - Trạm vi ba số quân sự 
thường nhỏ hơn hoặc bằng 5Ω  
                - Điện trở tiếp đất bảo vệ cho cột anten 
thường nhỏ hơn hoặc bằng10Ω     
 
 
Quan sát Video và thực hiện lại nội dung theo các bước ở bãi thực hành
Click VÀO ĐÂY để xem và tải về Video